Trò chơi điện tử hay còn gọi là video game không còn là khái niệm xa lạ gì với xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc lạm dụng nó dẫn đến tình trạng nghiện game, đắm chìm vào thế giới ảo, gây nên rất nhiều hệ lụy xấu cho bản thân người chơi và xã hội. Vậy, làm cách nào để giúp trẻ ngừng chơi trò chơi điện tử?
Ảnh minh họa. (Nguồn: lifewire.com)
Xét về một khía cạnh nào đó, trò chơi điện tử cũng có những tác dụng nhất định thay vì tác hại nếu chơi với mức độ vừa phải. Ví dụ giúp tăng cường phản xạ (nhanh nhẹ, nhanh tay nhanh mắt), giúp kiên trì, tăng khả năng làm việc nhóm, quyết đoán hơn, cải thiện tư duy…
Trong thời đại công nghệ hiện nay, có rất nhiều video game giáo dục giúp trẻ học ngoại ngữ, chơi các trò chơi tư duy. Tuy nhiên vì khả năng kiểm soát ở trẻ còn chưa tốt nên ranh giới giữa khai thác để học tập và lạm dụng rất mong manh.
Hơn nữa ở thời đại 4.0, cũng không nên quá cực đoan khi nghiêm cấm một cách tuyệt đối nếu con tự chủ được trong khuôn khổ. Đó là cách mà cô Anh Hoa – CEO Cánh Diều đã chỉ ra cho 2 con của mình: Tìm cách đặt ranh giới và giúp con tìm các hoạt động khác nhằm giới hạn thời gian chơi điện tử, hướng tới nhận thấy đó chỉ là một trò chơi và việc có nó hay không cũng không ảnh hướng đến thế giới thực của con.
Cô Anh Hoa chia sẻ lộ trình đã áp dụng với 2 con của mình để giảm tải việc chơi trò chơi điện tử của con như sau:
THIẾT LẬP NỘI QUY - QUY ĐỊNH
Về giờ giấc
Bố mẹ có thể tham khảo các mốc sau:
- Từ 0-3 tuổi: Không cho tiếp xúc thiết bị điện tử
- Từ 3-6 tuổi: Bố mẹ là người đưa nội quy, yêu cầu tuân thủ, có thể tiếp xúc nhưng thời lượng ngắn, mỗi lần 30 phút, 1 tuần tối đa mỗi ngày chỉ nên 1 lần
-Từ 6 tuổi trở lên: Bố mẹ và trẻ thống nhất nội quy, bàn bạc với nhau, con có thể sắp xếp lựa chọn đưa vào khung thời gian phù hợp với con nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của gia đình. Ví dụ 1 giờ/lần, hoặc theo tập phim/clip không quá 1 giờ. Bố mẹ có hình phạt rõ ràng, thống nhất ngay lúc đưa ra nội quy. Và các ranh giới cần rõ ràng, cụ thể như: Vào mấy giờ? Chơi bao lâu? Hết giờ nếu con không thực hiện thì con biết kết quả rồi chứ?
Ví dụ: Vào ngày trong tuần, con được chơi 30 phút tuỳ chọn và không được chơi sau 7 giờ tối.
Nếu trường hợp con phản kháng, gào thét khóc lóc nếu như trước đây chưa từng có quy định thì các bố mẹ cứ xác định tinh thần là con cần phải có thời điểm bắt đầu.
Vị trí, chỗ ngồi: Nên là phòng khách, trên ghế so pha, nơi nhiều ánh sáng tránh trẻ chơi lâu ở 1 tư thế dễ bị vẹo cổ, tê tay… Hơn nữa ở không gian sinh hoạt chung tuận tiện cho mọi người theo dõi trò bé chơi/thời gian/dễ quan sát.
Cho trẻ biết hậu quả
Đưa ra hình thức rõ ràng, tránh mơ hồ và chung chung, và qua đó dạy trẻ hiểu về nguyên nhân - kết quả.
Ví dụ: Chúng ta thống nhất khi hết giờ, con sẽ tự động tắt máy, dù có luyến tiếc cũng không nổi giận hay cư xử vô lễ, thiếu lễ phép. Nếu con vi phạm, chơi quá thời gian, chơi muộn hay hành vi cáu giận thì con sẽ mất quyền chơi vào lần sau.
Đồng hồ bấm giờ
Bố mẹ nhất định cần có, dùng đồng hồ điện tử, đặt chuông báo thức hoặc đồng hồ cát thoải mái. Hiện nay có rất nhiều loại đồng hồ cát 30 phút, 1 tiếng để các bố mẹ lựa chọn. Bố mẹ cũng nên thông báo trước khi hết giờ, tránh gây đột ngột cho con. Ví dụ: Còn 10 phút nữa hết giờ con nhé.
Quân tử nhất ngôn
Quy tắc đã đưa ra, bố mẹ và con đã thống nhất thì sẽ phải tuân thủ theo nội dung thỏa thuận, không được phá vỡ. Nếu bố mẹ mềm lòng một lần là sẽ rất khó để con nghiêm túc thực hiện các lần sau. Vì bản chất trò chơi điện tử KHÔNG thật sự cần thiết cho một cuộc sống an toàn, lành mạnh và hạnh phúc của trẻ, loại bỏ nó cũng là điều rất tốt. Cho nên nếu con không tuân thủ, cắt thẳng tay cũng không sao nếu con vi phạm và con cần biết cái giá phải trả cho sự sai phạm. Tất nhiên, bố mẹ sẽ cần phải khiến con bận rộn ở những trò chơi bổ ích khác.
CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI
Sau khi được các bước như trên rồi, chúng ta sẽ tiến tới một bước đệm để giúp trẻ chuyển đổi thay vì cắt đột ngột nhé
Giúp con thay đổi tư duy, mọi thứ khác trong cuộc sống con cần nỗ lực hoàn thành: Hoàn thành bài tập, hoàn thành việc tắm gội, hoàn thành nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa… Tuy nhiên riêng với trò chơi điện tử, con không cần phải cố gắng qua bàn, chiến thắng mọi giá, hết giờ thì lưu đó lúc khác chơi tiếp
Rút ngắn thời gian chơi game. Thay vì thưởng cho chơi thêm nữa, thêm nữa, hãy tìm cách để rút ngắn nó lại
Nếu con bạn đang quen chơi liên tục, về nhà là chơi, thì rút thời gian xuống, Ví dụ, bạn có thể nói, “Con đã tỏ ra giận dữ và có những lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ khi mẹ nói con ngừng chơi điện tử. Điểm số trong những tháng gần đây của con cũng tuột dốc bởi vì con nghiện chơi game. Mẹ thấy điều đó chưa được. Mẹ muốn con có thú vui của mình, nhưng chúng ta cần giới hạn thời gian chơi mỗi ngày”. Thay vì cắt hoàn toàn, chúng ta cần nhận thức rõ thay vì tước đi niềm vui của con (mặc dù đích sẽ là nhiều niềm vui khác lành mạnh đỡ bị nghiện hơn) thì chúng ta từ từ hạn chế hành vi của trẻ trước khi tiến tới cắt giảm tối đa.
Tạo thói quen mới, dần dần chuyển đổi
Bằng cách tạo ra một loạt các hoạt động thể chất khác để đánh dấu việc kết thúc trò chơi, khiến chúng “bận rộn”, chơi điện tử chỉ để giải trí thôi chứ không phải khi không có gì để làm để chơi thì tìm đến điện tử, và chơi xong cũng ngơ ngác không biết làm gì tiếp theo. Trẻ nhỏ bố mẹ có thể nói vui vui: Olala, chào con quay về thế giới thực. Rồi nhắc con uống nước/ bé thì có thể đưa cho trẻ, rồi mát xa chân tay cho con với trẻ nhỏ, trẻ lớn yêu cầu vận động vươn chân tay.
Cho phép trẻ tham gia vào các hoạt động của gia đình
Hạn chế lớn nhất của các gia đình Việt Nam là sự ngăn cản trẻ được làm những việc phù hợp lứa tuổi vì chúng ta bao bọc quá nhiều và khiến đứa trẻ càng ngày càng bị giới hạn khả năng. Trẻ từ 3,4 tuổi đã rất thích được và làm việc nhà từ nhặt rau, rửa chén, lau bàn… Lớn hơn nữa thì nấu cơm, rửa bát quét nhà, giặt giũ, dọn nhà trẻ phải làm được hết.
Vậy nên hãy “tạo công ăn việc làm” cho trẻ, chia nhỏ các công đoạn của các việc ra để tránh quá sức với trẻ như: phơi quần áo, lấy quần áo khỏi máy giặt, tưới cây, cho động vật ăn, lau cửa kính…
Trong khung thời gian hoạt động chung, hãy cho trẻ khoảng thời gian tự do, giờ đó con được làm các hoạt động theo ý muốn của con. Cũng có thể gắn quy định: nếu con không tham gia các hoạt động gia đình, con cũng bị “mất lượt chơi” trong lần tiếp theo, có làm có hưởng chứ, đúng không bố mẹ?
Tạo môi trường hấp dẫn cho con
Chung quy lại, video game cũng chỉ là trò giải trí, mà giải trí thì mục đích để vui, sảng khoái, lấy đà làm cái khác. Nhưng lại biến nó thành xung đột, mâu thuẫn thì rõ ràng là không được và cần phải xử lý ngay.
Người lớn cần giải thích để con hiểu: khi chơi 1 trò chơi cần hàng trăm giờ hoàn thành, thậm chí lâu hơn nữa, nên không thể chơi 1 lần là kết thúc, nó sẽ kéo dài mãi nên con cứ bình tĩnh chia nhỏ ra mà chơi, hết giờ thì lưu lại sau chơi tiếp. Với trẻ độ tuổi thanh thiếu niên, có thể tìm người làm trong ngành IT chỉ cho trẻ những cách thức làm game, mục đích là gì. Khi vượt lên trên, hiểu về “:sản phẩm” sẽ giúp trẻ có thể góc nhìn, tránh bị dẫn dắt.
Nói KHÔNG trong những trường hợp sau:
- Khi con không có gì để làm, buồn quá thì chơi
- Khi đã chơi quá giờ/ vi phạm nội quy như đã nói ở trên
- Không hoàn thành các việc liên quan bài tập về nhà, vệ sinh cá nhân, từ chối tham gia các hoạt động vì game
Tạo môi trường cho con chơi với những đồ chơi khác, các trò chơi đóng kịch, viết nhạc hoặc phim, đọc sách, chơi ngoài trời, tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, viết lách hoặc đánh cờ, chơi bài, đi dạo, đạp xe, hoặc là cùng xem một bộ phim vào buổi tối.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, các nhóm thanh thiếu niên hoặc khu dân cư, phường , xã, các câu lạc bộ trẻ, nhà văn hóa nghệ thuật thiếu nhi và thư viện trong khu vực cũng có những chương trình dành cho lứa tuổi thanh niên. Thậm chí tham gia vào các câu lạc bộ các trò chơi cờ, câu lạc bộ nhảy, cầu lông, bơi lội…để các con luôn thật bận rộn.
Bố mẹ có thể tìm kiếm những chương trình nghệ thuật về kịch nghệ, âm nhạc, hội họa hay những chương trình về máy tính, robot, xây dựng hay hoạt động thuộc các lĩnh vực khác để con tham gia, khám phá trải nghiệm.
Những môn thể thao giải trí có thể rất thú vị với một số đứa trẻ, tuy nhiên, cần xem con thuộc nhóm trẻ nào, mức độ hoạt động ra sao, đừng bao giờ ép con mình chơi thể thao nếu chúng không muốn, tuy nhiên, vì lợi ích sức khoẻ, rất nên tìm tới 1 bộ môn phù hợp. Ví dụ trẻ ưa mạo hiểm thì có thể chơi skate board, patin, chạy bền, võ tự do, nhảy múa..,.còn không thì đạp xe đạp, cầu lông, bóng đá. Hãy để các con vận động, nhúc nhích chân tay, khi phát triển thể chất, sẽ phát triển toàn diện.
PHÙ HỢP THỰC TẾ
Trên đây là những tổng quan chung, tuy nhiên bố mẹ cần xem xét vào tình hình thực tế của con, môi trường gia đình và quan điểm của gia đình mình, cụ thể:
Nhìn nhận lại thời gian con đang tiếp xúc với thiết bị điện tử. Mỗi gia đình một quan điểm riêng về thời gian chơi, nên tuỳ theo đó mà quy định số ngày, số giờ, trong tuần hay cuối tuần.
Nhận biết các dấu hiệu của con: Cha mẹ bình tĩnh, sáng suốt quan sát xem mức độ của con để nhận biết các dấu hiệu đáng báo động nếu con “nghiện game”. Một số dấu hiệu có thể xem xét như: bồn chồn, lo lắng, hung hăng, buồn bã khi không được chơi, trẻ nhỏ có thể lăn lộn gào khóc khi không được đáp ứng, có thể lơ là vấn đề vệ sinh cá nhân, bị gián đoạn giấc ngủ và đau nhức lưng hoặc cổ tay…. Tóm lại, con nhà mình, nên cần quan sát và chú ý xem các mức độ củae con đến đâu. Điều này đôi khi cần cha mẹ chúng ta lắng lại, phát hiện trước khi quá muộn.
Khi thấy con có vấn đề lo ngại
Nếu thấy con có vấn đề, phát hiện thấy con có nhiều dấu hiệu nghiện game và gia đình đã có những nỗ lực để hạn chế hành vi của con nhưng không thành, thì lúc này bạn cần chấp nhận việc tìm đến sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Nhiều gia đình lo ngại vì sỹ diện, có thể đánh mắng, chì chiết hay nhiều hình thức cấm đoán, đe doạ…có thể đẩy trẻ đến những diễn biến xấu. Khi con phản ứng tiêu cực, hành vi thô bạo, thậm chí bạo lực khi bị giới hạn tiếp xúc với video game thì hãy đưa con đến gặp người có chuyên môn. Cần nhận thức, đi bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần, gặp chuyên gia… là để tìm sự giúp đỡ. Họ sẽ giúp trẻ, gia đình có những biện pháp phù hợp, thay đổi tích cực trong việc thay đổi hành vi cũng như yêu cầu trẻ phải tuân theo các giới hạn.
Hy vọng, bài chia sẻ trên đây của cô Anh Hoa – chuyên gia giáo dục sớm sẽ giúp các bố mẹ phần nào hiểu và chọn lựa cách thức phù hợp nhất giúp con mình ngừng nghiện trò chơi điện tử.
Elajoma Trả lời
05/11/2022Frequency not reported Anemia, neutropenia, febrile neutropenia, moderate leukocytosis, lymphopenia, eosinopenia, polycythemia Ref Dermatologic, hygetropin hgh for sale uk buy cialis online india Most people do not get enough potassium in their diets, which can lead to high blood pressure, loss of bone density, increased risk of stroke or even cancer