Với hơn 20% dân số là trẻ em, thị trường đồ chơi Việt Nam được đánh giá có tiềm năng lớn. Khai thác tốt thị trường này là một thách thức không nhỏ khi các sản phẩm đồ chơi "Made in Vietnam" vẫn chưa thể chiếm lĩnh “sân nhà”.
Đồ chơi sạch tại cửa hàng Cánh Diều
Nhiều năm đưa đồ chơi giáo dục sản xuất trong nước đến với người tiêu dùng Việt, ông Vũ Xuân Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội đánh giá: “Những năm qua, các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trong nước nỗ lực phát triển sản xuất, mở rộng hệ thống phân phối. Từ mẫu mã tới chất lượng, độ an toàn đồ chơi Việt đã có bước cải tiến đáng kể và ngày càng được tin dùng”.
Bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Cánh Diều cho biết, không chỉ ngày càng đa dạng, ưu điểm nổi bật của đồ chơi trẻ em Việt Nam là được sản xuất từ gỗ, nhựa, vải, giấy sạch, vừa phát triển trí tuệ, cảm xúc, vừa bảo đảm an toàn. Cánh Diều đang đưa ra thị trường gần 900 mã đồ chơi mang đặc trưng văn hóa Việt. Hay như đồ chơi An Toàn Việt có tính giáo dục cao, đã có mặt tại nhiều điểm bán lẻ trên toàn quốc và ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Tuy nhiên, xét tổng thể hiện vẫn có tới 90% đồ chơi trên thị trường được nhập khẩu từ Trung Quốc cùng các nước Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan… Rõ ràng, sự cạnh tranh giữa đồ chơi nội địa và đồ chơi nhập khẩu không cân sức. Bà Nguyễn Thị Ngọc, kinh doanh đồ chơi tại phố Ngọc Lâm (quận Long Biên) cho hay, đa số khách hàng vẫn lựa chọn đồ chơi Trung Quốc vì vừa “bắt mắt” lại có giá phải chăng. Còn chị Trịnh Thanh Trà (trú tại Khu đô thị Times City, quận Hai Bà Trưng) nói: “Tuy các loại đồ chơi Việt Nam có xuất xứ rõ ràng, chất liệu an toàn nhưng đồ chơi ngoại đa dạng mẫu mã nên con tôi rất thích”.
Phân tích về nguyên nhân khiến đồ chơi Việt chưa thực sự chiếm lĩnh “sân nhà”, ông Vũ Xuân Dương nhìn nhận: “Nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trong nước vừa đưa ra các mẫu đồ chơi mới lập tức bị sao chép, làm nhái và bán ra với giá thấp hơn. Thực trạng đó khiến ngành sản xuất đồ chơi trong nước khó mà cạnh tranh”.
Bà Trần Thị Kim Hoa cho rằng, nhiều loại đồ chơi dán tem mác hàng Việt nhưng thực chất là hàng nhái. Mặt khác, nhiều loại đồ chơi là hàng Việt xuất khẩu chính hãng, khi quay về thị trường trong nước và được dán tem mác nước ngoài với giá cao gấp 2, 3 lần nhưng vẫn có người mua. Bên cạnh những phụ huynh quan tâm tới sản phẩm đồ chơi chất lượng sản xuất trong nước vẫn còn không ít cha mẹ mang tâm lý sính hàng ngoại.
Để ngành sản xuất đồ chơi trẻ em Việt Nam đứng vững trên thị trường, các cơ quan chức năng cần có chính sách hiệu quả hơn nữa nhằm bảo vệ các thương hiệu hàng Việt. Cùng với đó, lực lượng chức năng cần xử lý nghiêm vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu giá rẻ. Bà Trần Thị Kim Hoa kiến nghị, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người Việt hiểu rõ giá trị, chất lượng hàng Việt đang có chỗ đứng ngày càng cao trên thị trường thế giới.
preockice Trả lời
21/10/2022buy cialis viagra Acute Pancreatitis Identifying Patients at Greatest Risk